Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

HỎI ĐÁP VỀ NẤM KẼ CHÂN


Tôi Nguyễn Thị Hoa  bị nấm kẽ chân, ngứa ngáy rất khó chịu, tôi có bôi thuốc trị nấm nhưng bệnh không khỏi hẵn mà cứ tái đi tái lại.
massa chân



Trả lời:

Chào bạn Hoa :

Bệnh nấm kẽ chân thường gặp ở kẽ ngón thứ 3, thứ 4. Lúc đầu, thấy bong vảy và ngứa ở kẽ ngón chân, sau da kẽ ngón bị mủn, trắng bợt, hoặc loét, chảy nước, có thể bị nứt kẽ, rất đau. Từ kẽ ngón chân thứ 3, thứ tư bệnh có thể lan sang các kẽ ngón chân khác có thể lan lên mu bàn chân, rìa bàn chân. Nếu bệnh nhẹ da kẽ ngón chân bong vẩy ít, ngứa, nặng hơn có thể loét, nứt đau, ngứa nhiều, sưng tấy đỏ, hạch bẹn sưng đau (do nhiễm khuẩn thứ phát).
nấm chân
Điều trị: Người bệnh cần ngâm chân vào nước thuốc tím pha loãng 1/10.000 (1g thuốc tím pha trong 10 lít nước ấm) mỗi ngày 2-3 lần. Sau đó lau khô bôi dung dịch milian, thuốc mỡ kháng sinh.
lá ớt


Nếu có viêm hạch dùng thêm kháng sinh 5 -7 ngày, sau bội nhiễm dùng thuốc chống nấm Có thể bôi các thuốc chống nấm thông thường như dung dịch ASA, cồn BSI, thuốc mỡ whitfield, dung dịch canesten, nitrofungin... Nên bôi thuốc ngày 2 lần trưa và trước khi ngủ tối. Bôi liên tục để tránh tái phát. Trường hợp nấm kéo dài cần khám chuyên khoa da liễu để điều trị dứt điểm.

Chúc bạn mau lành bệnh!

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

DÙNG TRÀ ĐÁNH BAY NẤM VÀ MÙI HÔI



Bàn chân “nặng mùi” có thể làm mất tự tin khi ở nơi công cộng. Tuy nhiên, chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có thể đánh bay mùi hôi đáng ghét này.


ngâm chân bằng thảo mộc
Chuẩn bị nguyên liệu:

4 gói trà túi lọc

Tinh dầu trầm

Bước 1:

Cho lần lượt từng gói trà vào 300ml nước sôi và chờ cho đến khi nước có màu nâu tối. Chất acid tannic trong trà có khả năng làm giảm mùi hôi trên chân.

Bước 2:

Đổ nước trà vào chậu đã chứa sẵn 3 lít nước nguội, khuấy đều sau đó ngâm chân vào nước trong vòng 30 phút.

Bước 3:

Sau khi ngâm chân, lau khô chân bằng khăn sạch. Lấy 5-10 giọt tinh dầu xoa bóp bàn chân, chú ý thoa cả những vùng kẽ ngón chân. Tinh dầu trầm có tác dụng hiệu quả trong việc trị nấm và giảm mùi ở chân đấy! Sử dụng hỗn hợp trà và tinh dầu 2 lần/ngày trong vòng 2 tuần liên tiếp sẽ giúp bạn giảm hẳn tình trạng hôi chân.

Lưu ý:

Mặc dù khả năng bị dị ứng với trà là khá thấp nhưng các bạn cũng nên cẩn thận nếu cơ thể có những phản ứng lạ như ngứa da hoặc nổi mề đay.nấm và các bệnh về chân khác sẽ được đánh bay ngay.
nấm chân


CÁC BỆNH VỀ NẤM CHÂN THƯỜNG GẶP


Bệnh thường gặp ở bàn chân 

 - Có thể bạn ít chú ý đến bàn chân nhưng đây lại là vùng cơ thể dễ bị nấm, vết chai sần, thậm chí gặp các bệnh ngón chân mọc ngược, ngón chân bị khoằm… Vì thế, hãy tự trang bị kiến thức cho mình về những vấn đề thường gặp để giữ bàn chân bạn luôn khỏe.




ngón chân cái mọc không thẳng

Ngón chân mọc không thẳng là một tật thường xảy ra với ngón chân cái và rất dễ nhận biết.

Ngón chân mọc không thẳng sẽ nằm cách biệt với những ngón còn lại, gây đau khi mang giày hoặc vận động. Thuốc giảm đau, miếng đệm trong giày hoặc tiểu phẫu có thể giúp bạn khắc phục tình trạng này. Mang giày rộng và tránh giày cao gót cũng là việc bạn cần lưu ý để tránh gây đau.

Các vết chai sần

các vết chai sần

Các vết chai sần là cách cơ thể bảo vệ những vùng da nhạy cảm khỏi những cọ sát trong quá trình vận động. Chai thành cục nhỏ xuất hiện ở những vùng da ít chịu lực hơn, gây cấn nhưng không khó chịu bằng vết chai thành mảng. Có thể khắc phục hiện tượng chia sần này bằng cách mang giày vừa vặn và có lót. Ngoài ra, việc tẩy tế bào chết cũng giúp loại bỏ vết chai. Với những trường hợp nặng, có thể nhờ đến tiểu phẫu để cắt bỏ bớt vết chai.


Nấm chân ở những người hay vận động

nấm chân những người hay vận động

Nấm kẽ chân là tình trạng thường thấy ở những người hay vận động. Loại nấm chân này gây lột da, đỏ, ngứa, nóng và đau đớn ở vùng ngón chân. Nấm lây khá nhanh qua đường tiếp xúc khi đi chân không trong môi trường ẩm ướt và nhiều vi khuẩn như trong phòng thay đồ ở những phòng tập thể thao hay hồ bơi. Sau đó, nấm phát triển trong giày, đặc biệt là những loại giày chật, thiếu sự lưu thông của không khí. Nấm có thể chữa trị bằng những loại kem thoa đặc trị và có thể dùng thêm thuốc uống do bác sĩ kê toa đối với những trường hợp nặng.

Nấm móng

nấm móng chân

Thường xảy ra ở móng chân hơn là móng tay. Nấm móng phát sinh khi vi khuẩn xâm nhập vào vết nứt của móng, làm móng dầy lên, mất màu và trở nên giòn, dễ gãy. Nếu không chữa trị, nấm móng không tự hết mà còn trở nên dai dẳng. Trong môi trường ẩm ướt và dùng chung giày vớ, nấm móng có thể lây từ người này sang người khác. Các lọai kem đặc trị có thể làm bớt nấm nhưng cần kết hợp việc uống thuốc trị nấm, giữ vệ sinh chân, giày vớ và môi trường xung quanh.

đây cũng là những bệnh thường gặp ở trên chân, là do đi nhiều không vệ sinh đúng cũng thường hay gây ra các bệnh ngoài da này, 
bạn cũng có thể phòng ngừa bằng cách là ngân chân tay bằng thuốc đông y, bằng thảo dược mỗi tối cũng làm giảm được bệnh

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

NẤM KẼ CHÂN VÀO MÙA NÀO TRONG NĂM


Nước ăn chân – căn bệnh mùa ẩm thấp

Nước ăn chân là một chứng bệnh rất thường gặp trong mùa ẩm thấp. Mặc dù bệnh không để lại hậu quả nặng nề, nhưng nước ăn chân thường gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Nước ăn chân là một chứng bệnh rất thường gặp trong mùa ẩm thấp. Mặc dù bệnh không để lại hậu quả nặng nề, nhưng nước ăn chân thường gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Những tưởng căn bệnh này khó chữa, song thực tế nó không “cứng đầu” như bạn tưởng.

1. Nguyên nhân

Bệnh nước ăn chân (còn gọi là nấm kẽ chân hay bàn chân lực sĩ) là bệnh nhiễm khuẩn nấm trên da dẫn đến ngứa ngáy bong da và đau rát vùng da bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân của căn bệnh này là do nấm kí sinh thuộc họ Trichophyton gây ra, chủ yếu lây truyền ở những khu vực ẩm ướt, tại đó mọi người chủ yếu đi chân trần, chẳng hạn như bồn tắm, nhà tắm công cộng hay bùn lầy.


Mặc dù bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến bàn chân, nhưng nó cũng có thể lây lan tới những vùng khác trên cơ thể, chẳng hạn như bẹn. Bệnh nước ăn chân có thể điều trị bằng một số dược phẩm hoặc các phương pháp điều trị khác.

2. Các dấu hiệu và triệu chứng

Bệnh nước ăn chân gây trợt loét, ngứa ngáy và đau rát vùng da bị ảnh hưởng. Ngoài ra, da còn có thể bị phồng rộp hoặc tróc vảy, dẫn tới mô trần tiếp xúc trực tiếp, đau đớn, sưng và viêm. Nhiễm khuẩn thứ cấp có thể đi kèm với nhiễm khuẩn nấm, đôi khi đòi hỏi phải kết hợp với kháng sinh.

Bệnh có thể lây lan đến các vùng khác trên cơ thể, chẳng hạn như háng, vì vậy có thể gọi bằng những tên khác, ví dụ như nấm da thân (tinea corporis) trên thân hoặc chân tay hay nấm bẹn (tinea cruris) khi nhiễm khuẩn ở bẹn.

Nấm da chân (tinea pedis) thường xuất hiện ở các kẽ ngón chân, kẽ ngón thứ 3 và 4 là nơi hay bị ảnh hưởng nhất.

Một vài người có thể gặp phải dị ứng với nấm gọi là “phản ứng id”, khi đó hiện tượng phồng rộp và mụn nước có thể xuất hiện ở những nơi như bàn tay, ngực và tay.

3. Lây truyền
Từ người này sang người khác

Bệnh nước ăn chân là căn bệnh truyền nhiễm do loại nấm kí sinh thuộc họ Trichophyton gây ra. Nó chủ yếu lây truyền trong môi trường ẩm thấp như phòng tắm, nhà tắm công cộng hay bùn lầy.

Ngoài ra, nấm còn có thể lây truyền khi bạn dùng chung tất giày dép, dùng chung khăn.

Sang các bộ phận khác trên cơ thể

Nấm kí sinh gây bệnh nước ăn chân có thể gây nhiễm khuẩn trên da hoặc các vùng khác trên cơ thể, phổ biến nhất là dưới móng chân hoặc vùng bẹn (bệnh nấm bẹn).

Phòng ngừa

Nấm gây bệnh có thể sống trên sàn nhà tắm, khăn tắm ướt và cả giày dép, đồng thời có thể lây truyền từ người sang người khi dùng chung những vật này. Bởi vậy giữ vệ sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng để phòng ngừa bệnh này.

Sau khi tiếp xúc với nước bẩn, bùn, bạn nhớ tắm rửa sạch sẽ, đặc biệt là phải rửa thật sạch và kỳ cọ kẽ các ngón chân. Sau đó lau khô để tránh ẩm ướt. Giữ chân và giày dép, bít tất càng khô càng tốt.

4. Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị thông thường nhất là sử dụng các loại thuốc bôi chống nấm như BSI 2%, ASA, Castellami, Nizoral, Calorem kết hợp với phương pháp vệ sinh đã đề cập như ở trên hàng ngày.


Luôn giữ bàn chân khô và giữ vệ sinh để ngăn ngừa tái nhiễm bệnh. Khi nhiễm khuẩn nấm da nặng hoặc kéo dài cần sử dụng các loại thuốc bôi chống nấm đặc trị như Griseofulvin, Nizoral hoặc Sporal. Có thể sử dụng các loại thuốc mỡ có chứa kẽm ô xít, ngoài ra bột tan (phấn rôm) có thể hút ẩm để chống nhiễm khuẩn.

Ngoài ra chúng tôi mách bạn các bài thuốc dân gian trị nước ăn chân rất hiệu quả như sau:

Tại Việt Nam, một số bài thuốc dân gian cũng rất hiệu quả trong việc trị bệnh nấm. Chẳng hạn như:

- Rau răm giã nát rồi bôi vào kẽ chân.

- Lấy lá cây lác (tên khoa học Senna alata) giã nát rồi đắp vào kẽ chân.

- Rễ cây táo rừng sắc lấy nước đặc bôi vào kẽ chân.

- Lấy lá trầu không, vò nát, xát vào các kẽ ngón chân, hoặc lấy nước vắt ở lá trầu bôi vào các kẽ ngón chân, các nốt loét ngứa sẽ khỏi nhanh.

- 20g phèn chua, 100g hoàng đằng. Để phèn chua lên một mảnh sắt, đun cho phèn chua chảy ra rồi đợi tới khi trắng khô, đem ra tán thành bột.

Hoàng đằng thái nhỏ, tán thành bột. Trộn lẫn 2 thứ, để vào lọ sạch. Khi bị nước ăn chân, lấy bột này rắc vào các kẽ ngón chân bị ngứa loét.

- Lá kim ngân (hoặc lá kinh giới) sắc đặc với nước rồi ngâm rửa chân. Nếu có tổn thương bội nhiễm (viêm nhiễm, lở loét chảy nước nhiều) thì thêm khoảng 5 – 10g tô mộc sắc chung. Mỗi ngày làm từ 2 – 3 lần.

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

ĐIỀU TRỊ NƯỚC ĂN CHÂN VÀO MÙA NƯỚC







Nước ăn chân – căn bệnh mùa ẩm thấp

Nước ăn chân là một chứng bệnh rất thường gặp trong mùa ẩm thấp. Mặc dù bệnh không để lại hậu quả nặng nề, nhưng nước ăn chân thường gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Nước ăn chân là một chứng bệnh rất thường gặp trong mùa ẩm thấp. Mặc dù bệnh không để lại hậu quả nặng nề, nhưng nước ăn chân thường gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Những tưởng căn bệnh này khó chữa, song thực tế nó không “cứng đầu” như bạn tưởng.

1. Nguyên nhân

Bệnh nước ăn chân (còn gọi là nấm kẽ chân hay bàn chân lực sĩ) là bệnh nhiễm khuẩn nấm trên da dẫn đến ngứa ngáy bong da và đau rát vùng da bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân của căn bệnh này là do nấm kí sinh thuộc họ Trichophyton gây ra, chủ yếu lây truyền ở những khu vực ẩm ướt, tại đó mọi người chủ yếu đi chân trần, chẳng hạn như bồn tắm, nhà tắm công cộng hay bùn lầy.
cây cỏ lác



Mặc dù bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến bàn chân, nhưng nó cũng có thể lây lan tới những vùng khác trên cơ thể, chẳng hạn như bẹn. Bệnh nước ăn chân có thể điều trị bằng một số dược phẩm hoặc các phương pháp điều trị khác.

2. Các dấu hiệu và triệu chứng
Bệnh nước ăn chân gây trợt loét, ngứa ngáy và đau rát vùng da bị ảnh hưởng. Ngoài ra, da còn có thể bị phồng rộp hoặc tróc vảy, dẫn tới mô trần tiếp xúc trực tiếp, đau đớn, sưng và viêm. Nhiễm khuẩn thứ cấp có thể đi kèm với nhiễm khuẩn nấm, đôi khi đòi hỏi phải kết hợp với kháng sinh.

3. Lây truyền

Từ người này sang người khác

Bệnh nước ăn chân là căn bệnh truyền nhiễm do loại nấm kí sinh thuộc họ Trichophyton gây ra. Nó chủ yếu lây truyền trong môi trường ẩm thấp như phòng tắm, nhà tắm công cộng hay bùn lầy.

Ngoài ra, nấm còn có thể lây truyền khi bạn dùng chung tất giày dép, dùng chung khăn.
rau răm

Sang các bộ phận khác trên cơ thể

Nấm kí sinh gây bệnh nước ăn chân có thể gây nhiễm khuẩn trên da hoặc các vùng khác trên cơ thể, phổ biến nhất là dưới móng chân hoặc vùng bẹn (bệnh nấm bẹn).

Phòng ngừa

Nấm gây bệnh có thể sống trên sàn nhà tắm, khăn tắm ướt và cả giày dép, đồng thời có thể lây truyền từ người sang người khi dùng chung những vật này. Bởi vậy giữ vệ sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng để phòng ngừa bệnh này.

Sau khi tiếp xúc với nước bẩn, bùn, bạn nhớ tắm rửa sạch sẽ, đặc biệt là phải rửa thật sạch và kỳ cọ kẽ các ngón chân. Sau đó lau khô để tránh ẩm ướt. Giữ chân và giày dép, bít tất càng khô càng tốt.nên sử dụng bít tất 1 ngày 1 lần không nên đi nhiều sẽ làm các ấu trùng trong tất phát triển mạnh.

4. Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị thông thường nhất là sử dụng các loại thuốc bôi chống nấm như BSI 2%, ASA, Castellami, Nizoral, Calorem kết hợp với phương pháp vệ sinh đã đề cập như ở trên hàng ngày.


Luôn giữ bàn chân khô và giữ vệ sinh để ngăn ngừa tái nhiễm bệnh. Khi nhiễm khuẩn nấm da nặng hoặc kéo dài cần sử dụng các loại thuốc bôi chống nấm đặc trị như Griseofulvin, Nizoral hoặc Sporal. Có thể sử dụng các loại thuốc mỡ có chứa kẽm ô xít, ngoài ra bột tan (phấn rôm) có thể hút ẩm để chống nhiễm khuẩn.

Ngoài ra chúng tôi mách bạn các bài thuốc dân gian trị nước ăn chân rất hiệu quả như sau:

Tại Việt Nam, một số bài thuốc dân gian cũng rất hiệu quả trong việc trị bệnh nấm. Chẳng hạn như:
táo rừng

- Rau răm giã nát rồi bôi vào kẽ chân.

- Lấy lá cây lác (tên khoa học Senna alata) giã nát rồi đắp vào kẽ chân.

- Rễ cây táo rừng sắc lấy nước đặc bôi vào kẽ chân.

- Lấy lá trầu không, vò nát, xát vào các kẽ ngón chân, hoặc lấy nước vắt ở lá trầu bôi vào các kẽ ngón chân, các nốt loét ngứa sẽ khỏi nhanh.

- 20g phèn chua, 100g hoàng đằng. Để phèn chua lên một mảnh sắt, đun cho phèn chua chảy ra rồi đợi tới khi trắng khô, đem ra tán thành bột.

Hoàng đằng thái nhỏ, tán thành bột. Trộn lẫn 2 thứ, để vào lọ sạch. Khi bị nước ăn chân, lấy bột này rắc vào các kẽ ngón chân bị ngứa loét.

- Lá kim ngân (hoặc lá kinh giới) sắc đặc với nước rồi ngâm rửa chân. Nếu có tổn thương bội nhiễm (viêm nhiễm, lở loét chảy nước nhiều) thì thêm khoảng 5 – 10g tô mộc sắc chung. Mỗi ngày làm từ 2 – 3 lần.

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

TẠI SAO LẠI BỊ NẤM KẼ CHÂN



Nấm kẽ là bệnh ngoài da do nấm gây ra. Bệnh nhân có những ban không triệu chứng hoặc bị ngứa rất dữ dội. Tổn thương là các dát đỏ có bờ rõ, trung tâm sạch, bờ có vảy có xu hướng lan rộng ra xung quanh vùng kẽ. Ít gặp có mụn nước ở bờ tổn thương. Đôi khi có viêm mủ nang lông. Bệnh có thể để lại sẹo sa

u khi lành bệnh. Nuôi cấy cũng có thể phát hiện nấm. Nấm kẽ cần phân biệt với tổn thương khác ở vùng kẽ như: bệnh do nấm candida thường có màu đỏ tươi và có các tổn thương vệ tinh, sẩn, mụn mủ ở phía ngoài bờ tổn thương chính.
điều trị bằng đông y: 
thuốc đông y
chúng ta có thể dùng những lạo lá như chấu không, đắng, bệch đàn, ổi, khế, dùng để nấu nước tắm, thuốc bôi thì dùng những tuýp dược liệu tinh dầu có hàm lượng thiên nhiên cao.
điều trị bằng tây y:
đội khi chúng ta lại tự mang lại bệnh cho mình như đi tất ướt, giầy không đảm bảo khô bạn đi nhiều làm chân bí khí sinh ra mồ hội, đố là điệu kiện tốt cho nấm phát triển Lang ben chẩn đoán bằng phương pháp soi tươi trong dung dịch KOH.
nâm kẽ chân
 Viêm da tiết bã ở vùng kẽ thường khu trú ở mặt, vùng ức, nách… Điều trị bệnh cần để thoáng và khô vùng kẽ dùng phấn rắc vào vùng tổn thương, tránh để ẩm. Dùng một trong các loại kem kháng nấm bôi tại chỗ tổn thương. Uống thuốc kháng nấm griseofulvin trong 1-2 tuần. Bạn nên đến khoa da liễu bệnh viện để khám và điều trị.

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

THUỐC TRỊ NẤM KẼ CHÂN


Lưu ý khi dùng thuốc điều trị nấm kẽ chân


Nấm kẽ chân (còn gọi là nước ăn chân) là một bệnh ngoài da thường gặp, nhất là vào mùa mưa bão, do chân luôn luôn bị ẩm ướt. Ngoài ra, bệnh còn hay gặp ở những người hay ra mồ hôi chân. Nguyên nhân gây bệnh thường do nấm Trichophyton rubrum.

Một số thuốc thường dùng

Clotrimazol: Là loại thuốc chống nấm tại chỗ phổ rộng, có dạng đơn lẻ hoặc phối hợp với corticoid như betamethason, hydrocortisone... Đây là thuốc được dùng điều trị các trường hợp bệnh ngoài da do nhiễm các loài nấm gây bệnh khác nhau. Ngoài điều trị nước ăn chân (nấm kẽ chân), clotrimazol còn được dùng điều trị tại chỗ các bệnh nấm Candida ở miệng, họng, âm hộ, âm đạo; bệnh nấm da (lang ben), viêm móng và quanh móng... Không dùng clotrimazol cho điều trị nhiễm nấm toàn thân.





Ketoconazol: Đây là thuốc chống nấm có hoạt phổ rộng, có cả dạng kem bôi ngoài và dạng viên nén, hỗn dịch để uống. Thuốc có tác dụng kìm hãm nấm nhưng cũng có thể diệt nấm ở nồng độ cao và dùng kéo dài hoặc trên nấm rất nhạy cảm.

Ketoconazol có thể gây độc cho gan vì thế không nên dùng cho những người đã bị bệnh gan. Biến chứng ở gan thường gặp nhiều hơn ở người cao tuổi, phụ nữ, người nghiện rượu hoặc bị suy chức năng gan do những nguyên nhân khác.

Vừa qua, Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã có cảnh báo nhấn mạnh về nguy cơ gây tổn thương gan nghiêm trọng, các vấn đề tuyến thượng thận và có thể dẫn đến tương tác thuốc có hại với các thuốc khác khi dùng đồng thời đối với loại viên nén uống nizoral (ketoconazol). Do độc tính trên của thuốc nên dạng viên nén này không còn là một thuốc điều trị đầu tay cho bất kỳ loại nhiễm trùng nấm nào. Đối với viên nén nizoral không được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm trùng do nấm ở da và móng tay.

Miconazol: Miconazol là thuốc imidazol tổng hợp có tác dụng chống nấm đối với nhiều loại nấm khác nhau, trong đó có nấm kẽ chân do thuốc ức chế tổng hợp ergosterol ở màng tế bào nấm gây ức chế sự sinh trưởng của tế bào nấm.

Hình ảnh nấm Trichophyton rubrum.



Khi dùng tại chỗ có thể gây kích ứng nhẹ, bỏng rát, nổi mẩn. Dùng đường uống có thể gây rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn hoặc đôi khi tiêu chảy. Dùng đường tiêm gây tác dụng phụ chiếm tỷ lệ cao nhất. Không nên dùng miconazol đường tĩnh mạch để điều trị bệnh nhiễm nấm thông thường.

Khi điều trị ngắn ngày, tác dụng không mong muốn thường xảy ra ở khoảng 7% người bệnh, phần lớn là buồn nôn, đau bụng, nhức đầu và khó tiêu. Khi điều trị dài ngày ở người bệnh đã có bệnh tiềm ẩn và phải dùng nhiều loại thuốc cùng lúc thì tác dụng không mong muốn xảy ra nhiều hơn (16,2%). Hầu hết các phản ứng phụ xảy ra ở đường tiêu hóa và với tần xuất ít nhất 5 - 6% trên số người bệnh đã điều trị.

Những lưu ý

Khi bị nấm kẽ chân, ở các kẽ ngón chân thấy đỏ, trợt da, chảy dịch... và rất ngứa. Tuy nhiên, nếu bị nhẹ chỉ cần dùng dạng thuốc bôi ngoài, chỉ dùng thuốc uống khi bệnh nặng (theo chỉ định của bác sĩ).

Mỗi loại thuốc bôi, từng loại biệt dược, từng dạng bào chế sẽ có các đặc điểm dược lý học và hiệu quả khác nhau, lưu ý sử dụng khác nhau nhưng khi dùng thuốc bôi chống nấm đều cần phải lưu ý một số vấn đề sau: Không cần phải ngâm rửa tổn thương khi bôi thuốc. Nếu tổn thương chảy dịch nhiều, có bám bụi bẩn, dị vật...

Bệnh nấm kẽ chân thường hay gặp trong mùa mưa, việc điều trị bệnh không khó nhưng các loại thuốc kháng nấm đường bôi và đường uống khi dùng cũng cần thận trọng và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ.


Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

TRỊ NẤM KẼ CHÂN HIỆU QUẢ




Nấm kẽ chân, nhiều người hay gọi là nước ăn chân, là một căn bệnh thường gặp ở những người lao động tay chân, nhất là những vùng ẩm ướt, đất pha cát.

Lá trầu có thể trị được nấm kẽ chân



Cách điều trị và phòng bệnh nấm kẽ chân theo kinh nghiệm dân gian là hằng ngày sau các buổi lao động cần rửa thật sạch các kẽ chân, lau thật khô rồi lấy búp chè, búp ổi, lá trầu hoặc lá tía tô vò nát xát vào kẽ chân. Chỉ 3 - 4 lần là khỏi. Còn cách mới là dùng cồn đậm đặc chấm vào kẽ chân sau khi đã làm sạch.

Cách đề phòng: Cần rửa sạch và lau khô các kẽ chân thường xuyên, nhất là sau khi dầm chân trong nước bẩn. Hạn chế đi giày vì càng kín thì độ ẩm càng cao, tạo điều kiện cho nấm phát triển. Sau khi điều trị khỏi, vẫn phải chú ý chăm sóc bàn chân và kẽ chân luôn khô và sạch.

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

MÙA MƯA CẦN ĐỀ PHÒNG NẤM





Nấm da là một trong những vấn đề y khoa phổ biến ở nước ta, bệnh biểu hiện dưới rất nhiều dạng khác nhau, thường gặp nhất là hắc lào, lang ben, và nấm kẽ chân.


Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, với hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa nắng, nắng nóng mưa nhiều. Mùa mưa phải tiếp xúc nhiều với nước là điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật phát triển như vi nấm, vi khuẩn… gây bệnh. Đặc biệt những bệnh về nấm da.
Nấm da là một trong những vấn đề y khoa phổ biến ở nước ta, bệnh biểu hiện dưới rất nhiều dạng khác nhau, thường gặp nhất là hắc lào, lang ben, và nấm kẽ chân.


Ảnh minh họa


Hắc lào

Hắc lào hay còn gọi là Lác có tên khoa học là Dermatophyte do 3 loại nấm Trichophyton, Epidermophyton và Michosporum gây nên.

- Triệu chứng:

Vị trí thường găp nhất là ở bẹn (nấm bẹn) ở thân (nấm thân) và ở chân người ta gọi là nấm chân; ba lọai nấm này đều có chung triệu chứng là ngứa sau đó xuất hiện mảng đỏ gọi là mảng hồng ban, có hình tròn nên dân gian gọi là lác đồng tiền, đôi khi hình bầu dục, có bờ viền rõ rệt, trên bờ viền có mụn nước nhỏ, mảng đỏ lớn dần, ở vùng trung tâm có xu hướng lành, da sậm màu hơn và tróc vảy nhẹ; bệnh ngứa nhiều, nhất là về đêm, bệnh không điều trị kịp thời sẽ lây lan ra nhiều vị vị trí khác.

- Phòng và trị bệnh:

Về phòng bệnh, luôn giữ da khô sạch, tránh gãi gây trầy xước trên da, không nên mặc quần áo ẩm ướt, quá chật, quần áo, khăn tắm phải giặt, phơi nắng, ủi kỹ ở mặt trong, khi phát hiện bệnh phải được điều trị sớm, đúng thuốc, đủ thời gian và điều trị cùng lúc cho cả ngươi trong gia đình và tập thể, để dập tắt nguồn lây, không dùng quần áo, khăn lau chung với người bệnh .

Thường được dùng thuốc thoa tại chỗ như Canesten dạng kem, thoa 2-3 lần/ngày, thoa trong 2-4 tuần hoặc Nizoral dạng kem thoa 1 lần /ngày, thoa trong 3-4 tuần.

Kết hợp với thuốc uống như Itraconazol với biệt dược là Canditral hay Sporal, uống với liều 100 mg (1 viên) x 2 viên, uống một lần trong ngày, uống trong 7 ngày, hoặc 1 viên uống trong 15 ngày.

Lang ben

Lang ben là một bệnh do vi nấm gây nên, có tên khoa học là Pityrosporum Orbiculaire mà trước kia người ta gọi là Malassezia furfur.

-Triệu chứng:

Bệnh có triệu chứng cơ bản là dát đổi màu thường khởi đầu ở nang lông, từ từ lan ra thành mảng, giới hạn rõ, có thể hình hình đa cung hay ngoằn ngoèo, do biểu hiện chủ yếu là đổi màu của da nên còn gọi là nấm đổi màu; có màu trắng, hồng hoặc nâu đen, tuỳ thuộc vào vị trí và độ dầy của da, màu trắng hoặc hồng thường gặp ở vùng phơi bày ánh sáng như ở mặt, ngực, chi trên… Màu đen hay nâu thường phân bố vùng da non hoặc vùng kín ở nách-đùi. Người bị lang ben thường không ngứa hoặc ngứa ít và có cảm giác như châm chích khi ra mồ hôi.

- Điều trị:

Lang ben rất dễ điều trị nhưng hay tái phát, có thể do điều trị không đúng thuốc, không đủ liều hoặc thoa thuốc còn xót trong những vùng nhiễm nấm nhưng chưa đổi màu, hoặc không chú ý nguồn tiếp tục lây như quần áo đã nhiễm nấm trước đó hay người thân trong nhà, cũng cần nên nhớ rằng thuốc Griseofulvin ngày nay hầu như không có tác dụng với lang ben.

Thuốc uống dùng Itraconazol 100mg x 2 viên uống 1 lần duy nhất /ngày, uống trong 7 ngày, hoặc Ketoconazol (Nizoral) 200mg x 1 viên/uống trong 10 ngày, uống trong lúc ăn.

Thuốc thoa thường Canesten dạng kem thoa 2 lần/ngày thoa trong 4 tuần, hoặc Lamisil 1% dạng kem thoa 2 lần /ngày thoa trong 2 tuần.Về phòng bệnh, tắm Selsun mỗi tuần 1 lần, mỗi tháng uống 2 viên Ketoconazol 200mg , uống trong 6 tháng, không dùng quần áo, khăn lau chung với người bệnh .

Viêm kẽ ngón chân

Bệnh viêm kẽ ngón chân do nấm thường do vi nấm hạt men Candida gây nên, do môi trường ở kẽ ngón chân ẩm thấp làm vi nấm phát sinh, bệnh phát sinh do mang vớ kín ẩm suốt ngày, dẫn đến viêm kẽ do da ẩm thấp, mắc mưa càng làm bệnh nặng thêm, Candidalà vi nấm hạt men sống ký sinh ở da người, không gây bệnh, gặp điều kiện thuận tiện như môi trường ẩm ướt, nấm sẽ phát triển và gây bệnh, nhất là ở vị trí kẽ ngón chân thứ tư và năm.

- Triệu chứng:

Bệnh có biểu hiện da trở nên đỏ hồng, rướm máu, quanh rìa da bị mủn có màu trắng, ít ngứa, có cảm giác hơi đau rát, nếu tổn thương kéo dài gây ngứa và dịch tiết có mùi hôi rất khó chịu.

-Phòng và điều trị:
Về phòng bệnh, cần đảm bảo vệ sinh chân, không đi giày- vớ trong thời gian dài nhất là khi giày hay vớ ẩm ướt, rửa chân sạch bằng xà phòng và lau khô chân sau khi tiếp xúc với nước nươc bẩn, nước cống rãnh, dùng thuốc khử có Iốt như Betadine, nước muối, các loại bột diệt nấm ở bàn chân và kẽ ngón chân, luôn giữ cho kẽ ngón chân khô ráo, tránh đi mưa.
vào mùa này các bạn ra đường hay ở nhà cũng phải mặc đồ đủ ấm không nên mặc đồ ẩm ướt và chánh tiếp súc phần bị bênh nhiều với nước có hòa chất

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

NẤM ĂN CHÂN VÀO MÙA NÀO


“Nước ăn chân” – điều trị thế nào?

Nước ăn chân còn gọi là bệnh nấm kẽ chân, thường xảy ra vào mùa hè, đợt mưa dầm hoặc ở những người thường xuyên phải tiếp xúc với nước hoặc môi trường ẩm ướt: phải lội bùn, làm việc trên ruộng nước, chống lụt bão, cũng có khi ở người đi giầy kín, ra mồ hôi chân

"Nước ăn chân" là cách gọi dân gian để chỉ bệnh nấm da chân, một bệnh rất hay gặp ở những người làm nghề tiếp xúc thường xuyên với nước, môi trường ẩm ướt, hoặc mang giày, tất bít kín mà không thay giặt thường xuyên, hoặc bị chứng tăng tiết mồ hôi, và bệnh trở nên phổ biến trong những vùng bị lũ lụt, vùng bị ngập nước kéo dài mà nguyên nhân chính là do tiếp xúc thường xuyên nguồn nước bị ô nhiễm.
Biểu hiện bệnh

Bệnh có các biểu hiện như: tróc vảy khô, mụn nước hoặc viêm kẽ chân. Ở các kẽ ngón, thường là ở các kẽ hẹp như kẽ của các ngón chân giữa, ngón chân áp út, lớp da bên trên bị mủn trắng, có kẽ nứt, bên dưới là một nền da đỏ ướt. Ở lòng bàn chân, gót chân, các cạnh ngoài của bàn chân có thể có mụn nước hoặc mảng da dày màu nâu đỏ, bề mặt phủ vảy nhỏ mịn, gây ngứa ngáy, khó chịu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động.
Điều trị như thế nào

Để chữa trị "nước ăn chân" trước tiên cần phải rửa thật sạch nơi bị bệnh bằng nước nước muối ấm, lau khô bằng khăn bông sạch, sau đó bôi thuốc chống nấm hoặc có thể dùng một số bài thuốc nam đơn giản sau:

Bài 1: Lấy 10 lá trầu không đun sôi với nửa lít nước, để nguội, cho một cục phèn chua to bằng đầu ngón tay cái, đánh tan. Dùng nước này rửa kỹ các kẽ ngón chân bị loét ngứa. Sau đó có thể kết hợp bôi thêm các loại thuốc mỡ sát khuẩn.

Bài 2: Dùng một cục phèn chua nhỏ ngâm với một ít nước cho tan ra rồi ngâm chân, sau đó lau khô. Phèn chua có tác dụng làm khô, chống ngứa và sát trùng.

Bài 3: Lá kim ngân 1 nắm, sắc đặc với nước rồi ngâm rửa chân. Mỗi ngày làm từ 2-3 lần.

Bài 4: Rau sam tươi lấy phần cây trên mặt đất, khoảng 50-100g tươi, rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ, giã nát, thêm chút muối ăn, trộn đều, rồi cho tất cả vào mảnh vải gạc sạch, chấm nhẹ vào nơi tổn thương, khô lại chấm. Mỗi ngày làm một lần. Làm nhiều lần, chỗ loét khô se lại và hết ngứa.

Bài 5: Lấy cây cóc mẳn phần trên mặt đất 50g, rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ, giã nát, thêm chút muối ăn, trộn đều, rồi cho tất cả vào mảnh vải gạc sạch, chấm nhẹ vào nơi tổn thương, khô lại chấm và lấy bã thuốc nhét vào các kẽ chân băng lại. Mỗi ngày làm một lần đến khi khô da và hết ngứa.

Bài 6: Lá chè xanh và lá phèn đen, mỗi thứ 30g, nấu nước đặc, ngâm rửa chân trong 5-10 phút. Rồi lấy quả cà dại hoa trắng, lá lốt, mỗi thứ 20 g, giã nát, thêm ít nước, dùng bông thấm thuốc bôi vào những kẽ nứt nẻ.



Cần chú ý, giữ chân sạch, nhất là các kẽ ngón chân là nơi thường ẩm và bẩn, rất thuận lợi cho bệnh phát triển. Sau khi lội nước bẩn phải rửa chân kỹ bằng nước sạch, rồi lau khô bằng khăn sạch, đặc biệt chú ý các kẽ ngón chân, không để bẩn và ẩm ướt. Nên rửa tay sau khi chạm vào chân, để tránh lây lan ra những vùng khác trên cơ thể. Không dùng móng tay gãi ngứa vì thể thể làm xây xước chỗ ngứa, dễ nhiễm khuẩn. Nếu bị bội nhiễm với biểu hiện kẽ chân lở loét, nóng, đỏ, có mủ,… người bệnh nên đến cơ sở y tế để được điều trị hiệu quả.

NẤM KẼ CHÂN


Bí quyết để cặp chân đẹp toàn diện
Mùa thu đông, bạn thường lo làm sao cho gương mặt không bị bong da, nứt nẻ nhưng lại thường quên đi đôi bàn chân. Sau đây là một số bí quyết giúp bạn có một đôi bàn chân khỏe và đẹp.


Trị ngứa kẽ ngón chân: Một trong những phương thuốc tốt nhất để ngăn ngừa các vấn đề ngứa ở kẽ ngón chân là bạn không nên đi tất và đi giày suốt cả ngày, khi về nhà bạn nên bỏ tất, rửa chân sạch và để chân khô thoáng. Nếu không may bị ngứa kẽ chân, bạn có thể cải thiện bằng cách bổ sung nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và thoa kem dưỡng có tinh chất từ dầu trà xanh.

Sau mỗi lần thoa kem, bạn cần xoa bóp bàn chân, cứ làm như vậy vào mỗi buổi tối cho đến khi bàn chân của bạn trở nên khỏe mạnh. Để tránh bệnh tái phát trong 3 tuần lễ sau đó, bạn nên bôi sữa chua vào kẽ chân trong vòng 15 phút.
Dầu ôliu làm kem dưỡng chân rất hoàn hảo.

Làm kem dưỡng đôi chân: Thời tiết hanh khô chính là nguyên nhân làm mất nước làn da của bạn khiến cho da trở nên khô ráp. Dầu ôliu được chứng minh là hoàn toàn có lợi cho da vì nó rất phong phú chất dinh dưỡng, chất chống ôxy hóa và các loại vitamin tốt cho cơ thể. Trong số các chất chống ôxy hóa tự nhiên được tìm thấy trong dầu ôliu thì vitamin A và vitmin E, cũng như một số polyphenol có thể làm chậm quá trình lão hóa cung cấp độ ẩm và làm mềm da, nên nó cũng vô hiệu hóa gốc tự do có ảnh hưởng đến da.

Dầu ôliu được xem như một loại mỹ phẩm đến từ thiên nhiên, là thần dược của phái đẹp. Lấy 1 muỗng cà phê dầu ôliu và xoa lên chân, sau đó lau sạch hoặc cũng có thể trộn 2 muỗng cà phê mật ong, 1 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê dầu ôliu để tẩy tế bào chết ở đầu gối, gót chân của bạn.

Cách làm: Sau khi rửa sạch chân, lau khô rồi bắt đầu thoa dầu ôliu. Massage theo hình vòng tròn và để trong vài phút sau đó hãy dùng đá bọt chà nhẹ để tẩy đi lớp tế bào chết.

Khử mùi bàn chân: Một phương thuốc tự nhiên nhất để khử mùi cho bàn chân là cho 10 giọt tinh dầu của cây trắc bá vào trong nước ấm rồi ngâm bàn chân vào hỗn hợp này trong vòng 10 phút.

Chữa vết đau, rát trên bàn chân: Thông thường, chúng ta không thể tránh được tình trạng đau rát các ngón chân hay cả bàn chân khi phải vận động với những chiếc giày chật chội, nếu không chữa trị ngay, chúng có thể làm cho vết thương bị viêm nhiễm. Một phương pháp điều trị cổ xưa mà hiệu quả là đắp hỗn hợp gồm cà rốt tươi mài nhuyễn và củ tỏi nghiền nát lên vết phỏng. Tinh chất tiết ra từ cà rốt và tỏi sẽ thấm sâu và làm lành vết thương.

NƯỚC ĂN CHÂN


Khi ngâm chân lâu trong nước bẩn, đặc biệt sau đợt lụt vừa rồi thì chắc chắn không ít người sẽ bị "nước ăn chân". Tuy nhiên, chỉ bằng những bài thuốc cực kỳ đơn giản và dễ tìm sẽ giúp bạn khắc phục được phiền toái này
Nước ăn chân là một chứng bệnh rất thường gặp, đặc biệt rất dễ lây lan, thường xuyên phát tán, gây tổn thương kéo dài. Bạn sẽ dễ có nguy cơ bị mắc chứng bệng này nếu không giữ gìn cho đôi chân được vệ sinh sạch sẽ do phải sống chung với nguồn nước bẩn, ô nhiễm và trong mùa mưa lũ. Tuy nhiên, chứng nước ăn chân không "cứng đầu" như bạn vẫn tưởng, những mẹo nhỏ sau sẽ giúp bạn nhanh chóng loại trừ nó.

Biểu hiện của bệnh

Chân bạn thướng có hiện tượng có vảy và làm nứt da (đặc biệt là ở kẽ ngón chân) hoặc có nốt phồng trong chứa ít dịch. Trong trường hợp nặng, mụn nước xuất hiện ở những vùng khác của cơ thể, nhất là ở tay. Tổn thương da không chứa nấm nhưng dị ứng với các sản phẩm của nấm. 

Nấm da lây truyền trực tiếp do tiếp xúc với vùng da bị tổn thương, đi chung giày tất của người mắc bệnh hoặc tiếp xúc gián tiếp qua nền nhà, buồng tắm, chiếu, chăn... Tuy không nguy hiểm nhưng bệnh dễ lây lan thành dịch, thường xuyên tái phát, tổn thương kéo dài gây ngứa ngáy, dịch tiết có mùi hôi rất khó chịu.


Mẹo nhỏ mách bạn

Dấm.

Dấm không chỉ là một chất phụ gia không thể thiếu trong gian bếp nhà bạn, mà nó còn được sử dụng như một loại "thần dược" vào nhiều mục đích chữa bệnh khác nhau. Đặc biệt người ta đã tìm thấy trong thành phần của dấm có những chất có thể " trị" được những loại nấm gây nên chứng bệnh nước ăn chân.

Cách làm thật đơn giản, bạn chỉ cần trộn lẫn 1 hoặc 2 cốc nước dấm vào trong một chậu nước nhỏ, rồi dùng nước có pha lẫn dấm đó để ngâm chân trong vòng từ 10 - 15 phút. Sau đó dùng khăn vải sợi mềm để lau khô chân.

Rượu

Rượu là một loại đồ uống có hại cho sức khoẻ và bạn luôn được khuyến cáo là nên hạn chế uống rượu để gìn giữ sức khoẻ, tuy nhiên bạn lại có thể sử dụng rượu để chữa bệnh nước ăn chân.

Bạn hãy trộn lẫn 1/2 cốc nước với 1 cốc dấm cùng 1 chậu nước ấm nhỏ, và dùng để ngâm chân.

Muối

Muối là một loại gia vị khó có thể vắng mặt trong các món ăn, thêm vào đó, muối còn được sử dụng vào mục đích sát khuẩn vết thương.

Không khó chút nào, bạn chỉ cần ngâm chân 15 phút trong một chậu nước ấm có pha lẫn muối. Sau đó lau khô chân và dùng kem trị nước ăn chân thoa vào vùng da bị tổn thương.

Gừng

Gừng cũng là một "vị thuốc" rất hữu hiệu trong việc điều trị chứng nước ăn chân. Bạn hãy đun sôi một nồi nước, và đập nhỏ một nhánh gừng cho vào nồi nước sôi, đun tiếp 20 phút nữa. Đợi cho nước nguội, dùng nước đó để ngâm chân 2 lần/ngày.

Phèn chua

Dùng một cục phèn chua nhỏ ngâm với một ít nước cho tan ra rồi ngâm chân, sau đó lau khô. Phèn chua có tác dụng làm khô (táo thấp), chống ngứa (giải độc) và sát trùng.

Lá trầu không

Lấy 10 lá trầu không đun sôi với nửa lít nước, để nguội, cho một cục phèn chua to bằng đầu ngón tay cái, đánh tan. Dùng nước này rửa kỹ các kẽ ngón chân bị loét ngứa. Sau đó có thể kết hợp bôi thêm các loại thuốc mỡ sát khuẩn.

Búp ổi

Lấy búp ổi (hoặc lá mướp già) giã với muối, xát nhẹ vào chỗ ngứa, ngày 2-3 lần.

Khuyến cáo

Để phòng ngừa chứng nước ăn chân bạn cần:


- Vệ sinh đôi chân thường xuyên mỗi ngày.

- Nên chọn loại tất có chất liệu thấm hút tốt, và nên thay tất ít nhất 2 lần mỗi ngày.

- Luôn giữ cho đôi bàn chân được sạch sẽ và khô ráo giữa các ngón chân.

- Không nên đeo giày suốt cả ngày.

- Không dùng giày, dép chung với người khác, rất dễ bị lây bệnh.

- Không nên đi giày, dép quá chật.

- Nên giặt tất với nước nóng để "tiêu diệt" vi khuẩn.

- Khi đi giày chân bạn thường tiết ra nhiều mồ hôi, tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn hoạt động. Chính vì thế, bạn cần tạo cho mình thói quen thay tất thường xuyên mỗi ngày một lần và nên dùng phấn bột có bán tại các hiệu thuốc để rắc vào trong giày trong vòng cứ 2 - 3 ngày một lần. Hoặc trước khi mang giày nên lấy phèn phi tán bột mịn hoặc bột talc rắc vào kẽ chân. Dùng một cục phèn chua nhỏ ngâm với một ít nước cho tan ra rồi ngâm chân, sau đó lau khô. Phèn chua có tác dụng làm khô (táo thấp), chống ngứa (giải độc) và sát trùng.




Ngoài ra, bạn cũng nên phơi giày dưới ánh nắng mặt trời để loại trừ những loại vi khuẩn gây bệnh. Thói quen này sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi bị nấm chân cũng như chứng nước ăn chân viếng thăm.

- Khi thấy các kẽ ngón chớm bị ngứa đỏ, không nên gãi nhiều, móng tay sắc và bẩn có thể làm sây xước chỗ ngứa, gây nhiễm khuẩn khó chữa thêm.

- Có thể dùng miconazole (dạng bột, kem) 2%; ketoconazol dạng kem 1% để bôi ngoài. Nếu bị bội nhiễm bàn ngón chân (sưng, nóng), cần điều trị kháng sinh toàn thân kết hợp thuốc dùng ngoài theo chỉ định của bác sĩ.

- Chú ý giữ chân sạch, nhất là các kẽ ngón chân là nơi thường ẩm và bẩn, rất thuận lợi cho bệnh phát triển. Sau khi lội nước bẩn phải rửa chân kỹ bằng nước sạch, rồi lau khô bằng khăn sạch, đặc biệt chú ý các kẽ ngón chân, không để bẩn và ẩm ướt.
- Nên rửa tay sau khi chạm vào chân, để tránh các loại nhiễm trùng và vi khuẩn có thể lây lan ra những vùng khác trên cơ thể.

- Nếu đã thử những mẹo vặt nói trên, mà bạn vẫn không thấy tình hình được cải thiện, thì nên đến bác sĩ để thăm khám và tìm cách ứng phó

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

PHÒNG VÀ CHỮA NƯỚC ĂN CHÂN BẰNG LÀ THUỐC

Nước ăn chân (còn gọi là nấm kẽ chân) tuy không nguy hiểm, nhưng gây khó chịu cho ai chẳng may bị bệnh. Bệnh thường gặp ở những người tiếp xúc với nước nhiều ngày, người thường xuyên đi giày, ủng cao-su, làm việc trong môi trường ẩm ướt, kẽ chân trầy xước, tăng tiết mồ hôi... Bệnh cũng có thể lây từ người này sang người kia do dùng chung giày tất, ủng, tắm công cộng… Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể nặng thêm.



Ngoài dùng các loại tân dược, người bị nước ăn chân cũng có thể điều trị bằng các bài thuốc nam. Đơn giản nhất là lấy lá trầu không vò nát, xát vào kẽ chân; lấy búp ổi hoặc lá mướp giã với một ít muối xát vào kẽ chân. Cầu kỳ hơn, có thể lấy khoảng 10 lá trầu không, nấu sôi với nửa lít nước, để nguội, cho một cục phèn chua bằng đầu ngón tay cái, khuấy cho tan rồi ngâm chân, xong lau khô.

Cần lưu ý: Sau khi lội nước, phải rửa sạch chân và lau khô, không để kẽ ngón chân ẩm ướt. Nếu đi ủng cao-su, sau giờ làm phải phơi khô. Giặt ủi quần áo và tất chân, thường xuyên dùng dung dịch cồn i-ốt nồng độ thấp hay các loại bột diệt nấm bàn và kẽ chân. Tránh chà xát, gãi, ngâm chân dưới nước lâu, không bôi các chế phẩm có Steroid như: Flucinar, Trangala, Cortibion...

MÙA MƯA CẦN ĐỀ PHÒNG BỆNH NẤM

Nấm da là một trong những vấn đề y khoa phổ biến ở nước ta, bệnh biểu hiện dưới rất nhiều dạng khác nhau, thường gặp nhất là hắc lào, lang ben, và nấm kẽ chân.


Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, với hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa nắng, nắng nóng mưa nhiều. Mùa mưa phải tiếp xúc nhiều với nước là điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật phát triển như vi nấm, vi khuẩn… gây bệnh. Đặc biệt những bệnh về nấm da.
Nấm da là một trong những vấn đề y khoa phổ biến ở nước ta, bệnh biểu hiện dưới rất nhiều dạng khác nhau, thường gặp nhất là hắc lào, lang ben, và nấm kẽ chân.




Hắc lào

Hắc lào hay còn gọi là Lác có tên khoa học là Dermatophyte do 3 loại nấm Trichophyton, Epidermophyton và Michosporum gây nên.

- Triệu chứng:

Vị trí thường găp nhất là ở bẹn (nấm bẹn) ở thân (nấm thân) và ở chân người ta gọi là nấm chân; ba lọai nấm này đều có chung triệu chứng là ngứa sau đó xuất hiện mảng đỏ gọi là mảng hồng ban, có hình tròn nên dân gian gọi là lác đồng tiền, đôi khi hình bầu dục, có bờ viền rõ rệt, trên bờ viền có mụn nước nhỏ, mảng đỏ lớn dần, ở vùng trung tâm có xu hướng lành, da sậm màu hơn và tróc vảy nhẹ; bệnh ngứa nhiều, nhất là về đêm, bệnh không điều trị kịp thời sẽ lây lan ra nhiều vị vị trí khác.

- Phòng và trị bệnh:

Về phòng bệnh, luôn giữ da khô sạch, tránh gãi gây trầy xước trên da, không nên mặc quần áo ẩm ướt, quá chật, quần áo, khăn tắm phải giặt, phơi nắng, ủi kỹ ở mặt trong, khi phát hiện bệnh phải được điều trị sớm, đúng thuốc, đủ thời gian và điều trị cùng lúc cho cả ngươi trong gia đình và tập thể, để dập tắt nguồn lây, không dùng quần áo, khăn lau chung với người bệnh .

Thường được dùng thuốc thoa tại chỗ như Canesten dạng kem, thoa 2-3 lần/ngày, thoa trong 2-4 tuần hoặc Nizoral dạng kem thoa 1 lần /ngày, thoa trong 3-4 tuần.

Kết hợp với thuốc uống như Itraconazol với biệt dược là Canditral hay Sporal, uống với liều 100 mg (1 viên) x 2 viên, uống một lần trong ngày, uống trong 7 ngày, hoặc 1 viên uống trong 15 ngày.

Lang ben

Lang ben là một bệnh do vi nấm gây nên, có tên khoa học là Pityrosporum Orbiculaire mà trước kia người ta gọi là Malassezia furfur.

-Triệu chứng:

Bệnh có triệu chứng cơ bản là dát đổi màu thường khởi đầu ở nang lông, từ từ lan ra thành mảng, giới hạn rõ, có thể hình hình đa cung hay ngoằn ngoèo, do biểu hiện chủ yếu là đổi màu của da nên còn gọi là nấm đổi màu; có màu trắng, hồng hoặc nâu đen, tuỳ thuộc vào vị trí và độ dầy của da, màu trắng hoặc hồng thường gặp ở vùng phơi bày ánh sáng như ở mặt, ngực, chi trên… Màu đen hay nâu thường phân bố vùng da non hoặc vùng kín ở nách-đùi. Người bị lang ben thường không ngứa hoặc ngứa ít và có cảm giác như châm chích khi ra mồ hôi.

- Điều trị:

Lang ben rất dễ điều trị nhưng hay tái phát, có thể do điều trị không đúng thuốc, không đủ liều hoặc thoa thuốc còn xót trong những vùng nhiễm nấm nhưng chưa đổi màu, hoặc không chú ý nguồn tiếp tục lây như quần áo đã nhiễm nấm trước đó hay người thân trong nhà, cũng cần nên nhớ rằng thuốc Griseofulvin ngày nay hầu như không có tác dụng với lang ben.

Thuốc uống dùng Itraconazol 100mg x 2 viên uống 1 lần duy nhất /ngày, uống trong 7 ngày, hoặc Ketoconazol (Nizoral) 200mg x 1 viên/uống trong 10 ngày, uống trong lúc ăn.

Thuốc thoa thường Canesten dạng kem thoa 2 lần/ngày thoa trong 4 tuần, hoặc Lamisil 1% dạng kem thoa 2 lần /ngày thoa trong 2 tuần.Về phòng bệnh, tắm Selsun mỗi tuần 1 lần, mỗi tháng uống 2 viên Ketoconazol 200mg , uống trong 6 tháng, không dùng quần áo, khăn lau chung với người bệnh .

Viêm kẽ ngón chân

Bệnh viêm kẽ ngón chân do nấm thường do vi nấm hạt men Candida gây nên, do môi trường ở kẽ ngón chân ẩm thấp làm vi nấm phát sinh, bệnh phát sinh do mang vớ kín ẩm suốt ngày, dẫn đến viêm kẽ do da ẩm thấp, mắc mưa càng làm bệnh nặng thêm, Candidalà vi nấm hạt men sống ký sinh ở da người, không gây bệnh, gặp điều kiện thuận tiện như môi trường ẩm ướt, nấm sẽ phát triển và gây bệnh, nhất là ở vị trí kẽ ngón chân thứ tư và năm.

- Triệu chứng:

Bệnh có biểu hiện da trở nên đỏ hồng, rướm máu, quanh rìa da bị mủn có màu trắng, ít ngứa, có cảm giác hơi đau rát, nếu tổn thương kéo dài gây ngứa và dịch tiết có mùi hôi rất khó chịu.

-Phòng và điều trị:
Về phòng bệnh, cần đảm bảo vệ sinh chân, không đi giày- vớ trong thời gian dài nhất là khi giày hay vớ ẩm ướt, rửa chân sạch bằng xà phòng và lau khô chân sau khi tiếp xúc với nước nươc bẩn, nước cống rãnh, dùng thuốc khử có Iốt như Betadine, nước muối, các loại bột diệt nấm ở bàn chân và kẽ ngón chân, luôn giữ cho kẽ ngón chân khô ráo, tránh đi mưa.
m kẽ chân.


Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, với hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa nắng, nắng nóng mưa nhiều. Mùa mưa phải tiếp xúc nhiều với nước là điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật phát triển như vi nấm, vi khuẩn… gây bệnh. Đặc biệt những bệnh về nấm da.
Nấm da là một trong những vấn đề y khoa phổ biến ở nước ta, bệnh biểu hiện dưới rất nhiều dạng khác nhau, thường gặp nhất là hắc lào, lang ben, và nấm kẽ chân.

NẤM KẼ NGÓN CHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ


Bệnh nấm kẽ chân và điều trị


Bệnh nấm kẽ chân thường bắt đầu từ kẽ ngón chân thứ 3, thứ 4. Mới đầu, người bệnh thấy bong vảy và ngứa ở kẽ ngón chân. Dần dần, da kẽ ngón bị mủn, trắng bợt, hoặc loét, chảy nước, có thể bị nứt kẽ, rất đau. Từ kẽ ngón chân thứ 3, thứ 4, bệnh có thể lan sang các kẽ ngón chân khác, hoặc lan lên mu bàn chân, rìa bàn chân.




Nếu bệnh nhẹ, các triệu chứng thường rất kín đáo, da kẽ ngón chân chỉ bong vảy ít, hơi ngứa. Bệnh nhân cho là bị "nước ăn chân", nhưng khi làm xét nghiệm thì thấy sợi nấm.


Đối với trường hợp nặng, các kẽ ngón chân và nhiều khi cả rìa và mu bàn chân bị ngứa nhiều, loét, nứt, rất đau, ảnh hưởng không ít đến sinh hoạt và lao động, nhất là khi chỗ đau bị nhiễm khuẩn thêm, gây biến chứng nhiễm khuẩn thứ phát. Lúc này, các ngón chân (có khi cả một phần mu bàn chân) bị sưng tấy, đỏ, hạch bẹn bị sưng đau. Việc điều trị sẽ phức tạp hơn nhiều (phải điều trị nấm và chống nhiễm khuẩn).

Điều trị mấn kẽ chân 

- Nếu có nhiễm khuẩn, phải chống nhiễm khuẩn trước. Người bệnh cần ngâm chân vào nước thuốc tuýp bôi  (1g) mỗi ngày 2-3 lần, hoặc nước muối 9 phần nghìn. Sau đó lau khô, bôi các thuốc sát khuẩn như dung dịch milian, thuốc mỡ kháng sinh. Nếu có kèm theo viêm hạch, viêm bạch mạch, cần dùng thêm kháng sinh toàn thân. Sau khi đỡ bội nhiễm, sẽ dùng các thuốc chống nấm.
.

- Trường hợp bị nấm kéo dài, bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu để bác sĩ giúp bạn điều trị dứt điểm.



Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia trung tâm đào tạo và trị mụn đông y về Bệnh nấm kẽ chân và điều trị. Hy vọng giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe của bạn và người thân . 


BỆNH NẤM KẼ CHÂN


Bệnh nấm kẽ chân -cách phòng và điều trị
Y học gọi bệnh "nước ăn chân" là nấm kẽ chân, thường chủ yếu do các loài vi r út Trichophyton mentagrophytes và Trichophyton rubrum gây ra. Thỉnh thoảng, do loài Epidermophyton Floccosum gây nên. Bệnh khởi đầu ở giữa kẽ ngón chân thứ ba và thứ tư. Kẽ ngón chân có hiện tượng bong xước da có màu hơi vàng, chảy dịch, có thể có các mụn nước ở kẽ chân... Từ đó bệnh lan sang các kẽ ngón khác, hay lây la...
nấm kẽ chân

Bệnh nấm kẽ chân và thuốc trị
Bệnh nấm kẽ chân và thuốc trị - Thời tiết ẩm ướt của mùa mưa và việc chân thường xuyên bị ướt là cơ hội cho một số bệnh da phát triển trong đó có bệnh nấm kẽ chân. Nấm kẽ chân dân gian còn gọi là bệnh nước ăn chân, viêm kẽ… Nguyên nhân thường do nấm trichophyton rubrum, thường xuất hiện ở các kẽ ngón chân. Tổn thương là các đám đỏ da, mụn nước, trợt da, chảy dịch, bong da… đặc biệt rất ngứa.
thuốc đông y