Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH NẤM CHÂN HIỆU QUẢ

“Nước ăn chân” – điều trị thế nào?

Nước ăn chân còn gọi là bệnh nấm kẽ chân, thường xảy ra vào mùa hè, đợt mưa dầm hoặc ở những người thường xuyên phải tiếp xúc với nước hoặc môi trường ẩm ướt: phải lội bùn, làm việc trên ruộng nước, chống lụt bão, cũng có khi ở người đi giầy kín, ra mồ hôi chân

"Nước ăn chân" là cách gọi dân gian để chỉ bệnh nấm da chân, một bệnh rất hay gặp ở những người làm nghề tiếp xúc thường xuyên với nước, môi trường ẩm ướt, hoặc mang giày, tất bít kín mà không thay giặt thường xuyên, hoặc bị chứng tăng tiết mồ hôi, và bệnh trở nên phổ biến trong những vùng bị lũ lụt, vùng bị ngập nước kéo dài mà nguyên nhân chính là do tiếp xúc thường xuyên nguồn nước bị ô nhiễm.
Biểu hiện bệnh

Bệnh có các biểu hiện như: tróc vảy khô, mụn nước hoặc viêm kẽ chân. Ở các kẽ ngón, thường là ở các kẽ hẹp như kẽ của các ngón chân giữa, ngón chân áp út, lớp da bên trên bị mủn trắng, có kẽ nứt, bên dưới là một nền da đỏ ướt. Ở lòng bàn chân, gót chân, các cạnh ngoài của bàn chân có thể có mụn nước hoặc mảng da dày màu nâu đỏ, bề mặt phủ vảy nhỏ mịn, gây ngứa ngáy, khó chịu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động.
Điều trị như thế nào

Để chữa trị "nước ăn chân" trước tiên cần phải rửa thật sạch nơi bị bệnh bằng nước nước muối ấm, lau khô bằng khăn bông sạch, sau đó bôi thuốc chống nấm hoặc có thể dùng một số bài thuốc nam đơn giản sau:

Bài 1: Lấy 10 lá trầu không đun sôi với nửa lít nước, để nguội, cho một cục phèn chua to bằng đầu ngón tay cái, đánh tan. Dùng nước này rửa kỹ các kẽ ngón chân bị loét ngứa. Sau đó có thể kết hợp bôi thêm các loại thuốc mỡ sát khuẩn.

Bài 2: Dùng một cục phèn chua nhỏ ngâm với một ít nước cho tan ra rồi ngâm chân, sau đó lau khô. Phèn chua có tác dụng làm khô, chống ngứa và sát trùng.

Bài 3: Lá kim ngân 1 nắm, sắc đặc với nước rồi ngâm rửa chân. Mỗi ngày làm từ 2-3 lần.

Bài 4: Rau sam tươi lấy phần cây trên mặt đất, khoảng 50-100g tươi, rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ, giã nát, thêm chút muối ăn, trộn đều, rồi cho tất cả vào mảnh vải gạc sạch, chấm nhẹ vào nơi tổn thương, khô lại chấm. Mỗi ngày làm một lần. Làm nhiều lần, chỗ loét khô se lại và hết ngứa.

Bài 5: Lấy cây cóc mẳn phần trên mặt đất 50g, rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ, giã nát, thêm chút muối ăn, trộn đều, rồi cho tất cả vào mảnh vải gạc sạch, chấm nhẹ vào nơi tổn thương, khô lại chấm và lấy bã thuốc nhét vào các kẽ chân băng lại. Mỗi ngày làm một lần đến khi khô da và hết ngứa.

Bài 6: Lá chè xanh và lá phèn đen, mỗi thứ 30g, nấu nước đặc, ngâm rửa chân trong 5-10 phút. Rồi lấy quả cà dại hoa trắng, lá lốt, mỗi thứ 20 g, giã nát, thêm ít nước, dùng bông thấm thuốc bôi vào những kẽ nứt nẻ.



Cần chú ý, giữ chân sạch, nhất là các kẽ ngón chân là nơi thường ẩm và bẩn, rất thuận lợi cho bệnh phát triển. Sau khi lội nước bẩn phải rửa chân kỹ bằng nước sạch, rồi lau khô bằng khăn sạch, đặc biệt chú ý các kẽ ngón chân, không để bẩn và ẩm ướt. Nên rửa tay sau khi chạm vào chân, để tránh lây lan ra những vùng khác trên cơ thể. Không dùng móng tay gãi ngứa vì thể thể làm xây xước chỗ ngứa, dễ nhiễm khuẩn. Nếu bị bội nhiễm với biểu hiện kẽ chân lở loét, nóng, đỏ, có mủ,… người bệnh nên đến cơ sở y tế để được điều trị hiệu quả.

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

CẦN ĐỀ PHÒNG NẤM VÀO THÁNG MƯA PHÙN

Nấm da là một trong những vấn đề y khoa phổ biến ở nước ta, bệnh biểu hiện dưới rất nhiều dạng khác nhau, thường gặp nhất là hắc lào, lang ben, và nấm kẽ chân.


Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, với hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa nắng, nắng nóng mưa nhiều. Mùa mưa phải tiếp xúc nhiều với nước là điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật phát triển như vi nấm, vi khuẩn… gây bệnh. Đặc biệt những bệnh về nấm da.
Nấm da là một trong những vấn đề y khoa phổ biến ở nước ta, bệnh biểu hiện dưới rất nhiều dạng khác nhau, thường gặp nhất là hắc lào, lang ben, và nấm kẽ chân.




Hắc lào

Hắc lào hay còn gọi là Lác có tên khoa học là Dermatophyte do 3 loại nấm Trichophyton, Epidermophyton và Michosporum gây nên.

- Triệu chứng:

Vị trí thường găp nhất là ở bẹn (nấm bẹn) ở thân (nấm thân) và ở chân người ta gọi là nấm chân; ba lọai nấm này đều có chung triệu chứng là ngứa sau đó xuất hiện mảng đỏ gọi là mảng hồng ban, có hình tròn nên dân gian gọi là lác đồng tiền, đôi khi hình bầu dục, có bờ viền rõ rệt, trên bờ viền có mụn nước nhỏ, mảng đỏ lớn dần, ở vùng trung tâm có xu hướng lành, da sậm màu hơn và tróc vảy nhẹ; bệnh ngứa nhiều, nhất là về đêm, bệnh không điều trị kịp thời sẽ lây lan ra nhiều vị vị trí khác.

- Phòng và trị bệnh:

Về phòng bệnh, luôn giữ da khô sạch, tránh gãi gây trầy xước trên da, không nên mặc quần áo ẩm ướt, quá chật, quần áo, khăn tắm phải giặt, phơi nắng, ủi kỹ ở mặt trong, khi phát hiện bệnh phải được điều trị sớm, đúng thuốc, đủ thời gian và điều trị cùng lúc cho cả ngươi trong gia đình và tập thể, để dập tắt nguồn lây, không dùng quần áo, khăn lau chung với người bệnh .

Thường được dùng thuốc thoa tại chỗ như Canesten dạng kem, thoa 2-3 lần/ngày, thoa trong 2-4 tuần hoặc Nizoral dạng kem thoa 1 lần /ngày, thoa trong 3-4 tuần.

Kết hợp với thuốc uống như Itraconazol với biệt dược là Canditral hay Sporal, uống với liều 100 mg (1 viên) x 2 viên, uống một lần trong ngày, uống trong 7 ngày, hoặc 1 viên uống trong 15 ngày.

Lang ben

Lang ben là một bệnh do vi nấm gây nên, có tên khoa học là Pityrosporum Orbiculaire mà trước kia người ta gọi là Malassezia furfur.

-Triệu chứng:

Bệnh có triệu chứng cơ bản là dát đổi màu thường khởi đầu ở nang lông, từ từ lan ra thành mảng, giới hạn rõ, có thể hình hình đa cung hay ngoằn ngoèo, do biểu hiện chủ yếu là đổi màu của da nên còn gọi là nấm đổi màu; có màu trắng, hồng hoặc nâu đen, tuỳ thuộc vào vị trí và độ dầy của da, màu trắng hoặc hồng thường gặp ở vùng phơi bày ánh sáng như ở mặt, ngực, chi trên… Màu đen hay nâu thường phân bố vùng da non hoặc vùng kín ở nách-đùi. Người bị lang ben thường không ngứa hoặc ngứa ít và có cảm giác như châm chích khi ra mồ hôi.

- Điều trị:

Lang ben rất dễ điều trị nhưng hay tái phát, có thể do điều trị không đúng thuốc, không đủ liều hoặc thoa thuốc còn xót trong những vùng nhiễm nấm nhưng chưa đổi màu, hoặc không chú ý nguồn tiếp tục lây như quần áo đã nhiễm nấm trước đó hay người thân trong nhà, cũng cần nên nhớ rằng thuốc Griseofulvin ngày nay hầu như không có tác dụng với lang ben.

Thuốc uống dùng Itraconazol 100mg x 2 viên uống 1 lần duy nhất /ngày, uống trong 7 ngày, hoặc Ketoconazol (Nizoral) 200mg x 1 viên/uống trong 10 ngày, uống trong lúc ăn.

Thuốc thoa thường Canesten dạng kem thoa 2 lần/ngày thoa trong 4 tuần, hoặc Lamisil 1% dạng kem thoa 2 lần /ngày thoa trong 2 tuần.Về phòng bệnh, tắm Selsun mỗi tuần 1 lần, mỗi tháng uống 2 viên Ketoconazol 200mg , uống trong 6 tháng, không dùng quần áo, khăn lau chung với người bệnh .

Viêm kẽ ngón chân

Bệnh viêm kẽ ngón chân do nấm thường do vi nấm hạt men Candida gây nên, do môi trường ở kẽ ngón chân ẩm thấp làm vi nấm phát sinh, bệnh phát sinh do mang vớ kín ẩm suốt ngày, dẫn đến viêm kẽ do da ẩm thấp, mắc mưa càng làm bệnh nặng thêm, Candidalà vi nấm hạt men sống ký sinh ở da người, không gây bệnh, gặp điều kiện thuận tiện như môi trường ẩm ướt, nấm sẽ phát triển và gây bệnh, nhất là ở vị trí kẽ ngón chân thứ tư và năm.

- Triệu chứng:

Bệnh có biểu hiện da trở nên đỏ hồng, rướm máu, quanh rìa da bị mủn có màu trắng, ít ngứa, có cảm giác hơi đau rát, nếu tổn thương kéo dài gây ngứa và dịch tiết có mùi hôi rất khó chịu.

-Phòng và điều trị:
Về phòng bệnh, cần đảm bảo vệ sinh chân, không đi giày- vớ trong thời gian dài nhất là khi giày hay vớ ẩm ướt, rửa chân sạch bằng xà phòng và lau khô chân sau khi tiếp xúc với nước nươc bẩn, nước cống rãnh, dùng thuốc khử có Iốt như Betadine, nước muối, các loại bột diệt nấm ở bàn chân và kẽ ngón chân, luôn giữ cho kẽ ngón chân khô ráo, tránh đi mưa.
m kẽ chân.


Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, với hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa nắng, nắng nóng mưa nhiều. Mùa mưa phải tiếp xúc nhiều với nước là điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật phát triển như vi nấm, vi khuẩn… gây bệnh. Đặc biệt những bệnh về nấm da.
Nấm da là một trong những vấn đề y khoa phổ biến ở nước ta, bệnh biểu hiện dưới rất nhiều dạng khác nhau, thường gặp nhất là hắc lào, lang ben, và nấm kẽ chân.

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH NẤM CHÂN



– Sợi nấm phát triển và tiết ra độc tố, độc tố kích thích da và gây ngứa. Triệu chứng ngứa là dấu hiệu đầu tiên, làm cho bệnh nhân khó chịu và gãi làm lây lan mầm bệnh.
Mang giày nhiều, nhất là khi chơi thể thao hoặc các bạn phải làm việc công sở, tiếp thị, bạn dễ gặp nguy cơ ngứa chân do các loại nấm mang lại..

Sợi nấm phát triển và tiết ra độc tố, độc tố kích thích da và gây ngứa. Triệu chứng ngứa là dấu hiệu đầu tiên, làm cho bệnh nhân khó chịu và gãi làm lây lan mầm bệnh. Hậu quả của bệnh nấm da là ngứa và gãi làm nhiễm khuẩn da, viêm da, chàm hóa gây phiền toái cho bệnh nhân và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có nhiều loại nấm da nhưng hay gặp nhất là một số nấm da sau đây:

Nấm kẽ (thường xảy ra trong mùa mưa)
Căn nguyên của bệnh là do vi nấm epidermophyton, nấm trichophyton hay còn do nấm candida albicans. Bệnh bắt đầu ở giữa kẽ ngón chân thứ 3 và thứ 4. Kẽ ngón có hiện tượng bong xước da, màu hơi vàng, chảy dịch, có thể xuất hiện mụn nước.

Bệnh thường gặp ở những người do nghề nghiệp phải tiếp xúc nước nhiều giờ liên tục nhiều ngày như nông dân, người làm vệ sinh cống rãnh, vận động viên bơi lội…
nấm kẽ chân


Nấm móng thường do trichophyton gây nên. Bệnh biểu hiện ở bờ tự do của móng hay ở hai bên cạnh của móng. Khi bị bệnh, móng mất màu bóng, bị đẩy nhô lên hoặc khuyết vào, trên mặt móng lỗ chỗ hoặc thành rãnh. Dưới rãnh có chất bột vụn. Như vậy móng càng ngày càng bị sù sì, màu vàng hoặc đục. Bệnh có thể lây từ móng này sang móng khác.

Điều trị

Nếu bị nấm móng chân bạn có thể sử dụng một số loại thuốc dạng viên nén, dạng dung dịch, kem bôi ngoài da có chứa ketaconazone như Nizoral Cream hoặc Nizoral Cool Cream. Nếu bị nấm móng ở thể nặng hay nhiễm bệnh ra nhiều ngón chân, nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc lựa chọn và cách dùng thuốc.


nấm móng chân

- Nên mang dép, giày hay những đồ bảo vệ đôi chân khác khi sử dụng phòng tắm chung, phòng thay đồ hoặc toilet. Bởi đó đều là những môi trường sống thích hợp giúp cho các loại vi khuẩn và nấm phát triển.

- Luôn rửa chân và giữ cho chúng được khô ráo mỗi ngày. Có thể sử dụng phấn bột dùng để thoa vào chân, giúp hút hết hơi ẩm. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bột ngô để hút ẩm.

- Thay tất mỗi ngày. Không nên đeo tất từ ngày này qua ngày khác. Nên chọn những đôi tất có chất liệu thoáng có như tơ nhân tạo. Mồ hôi chân chính là điều kiện thuận lợi giúp cho các loại vi khuẩn và nấm sinh sôi nảy nở.

- Luôn cắt tỉa móng chân cẩn thận, đều đặn, theo dáng ngón chân, không nên để quá dài.

- Không nên dùng chung các dụng cụ cắt tỉa móng chân. Hạn chế cắt, tỉa, sơn hay ngâm móng chân ở tiệm.

- Thường xuyên rửa chân bằng nước và ngân chân với các thảo dược như là chầu không là đắng, không nên sử dụng hóa chất như xà bông...

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

HỎI ĐÁP VỀ NẤM KẼ CHÂN


Tôi Nguyễn Thị Hoa  bị nấm kẽ chân, ngứa ngáy rất khó chịu, tôi có bôi thuốc trị nấm nhưng bệnh không khỏi hẵn mà cứ tái đi tái lại.
massa chân



Trả lời:

Chào bạn Hoa :

Bệnh nấm kẽ chân thường gặp ở kẽ ngón thứ 3, thứ 4. Lúc đầu, thấy bong vảy và ngứa ở kẽ ngón chân, sau da kẽ ngón bị mủn, trắng bợt, hoặc loét, chảy nước, có thể bị nứt kẽ, rất đau. Từ kẽ ngón chân thứ 3, thứ tư bệnh có thể lan sang các kẽ ngón chân khác có thể lan lên mu bàn chân, rìa bàn chân. Nếu bệnh nhẹ da kẽ ngón chân bong vẩy ít, ngứa, nặng hơn có thể loét, nứt đau, ngứa nhiều, sưng tấy đỏ, hạch bẹn sưng đau (do nhiễm khuẩn thứ phát).
nấm chân
Điều trị: Người bệnh cần ngâm chân vào nước thuốc tím pha loãng 1/10.000 (1g thuốc tím pha trong 10 lít nước ấm) mỗi ngày 2-3 lần. Sau đó lau khô bôi dung dịch milian, thuốc mỡ kháng sinh.
lá ớt


Nếu có viêm hạch dùng thêm kháng sinh 5 -7 ngày, sau bội nhiễm dùng thuốc chống nấm Có thể bôi các thuốc chống nấm thông thường như dung dịch ASA, cồn BSI, thuốc mỡ whitfield, dung dịch canesten, nitrofungin... Nên bôi thuốc ngày 2 lần trưa và trước khi ngủ tối. Bôi liên tục để tránh tái phát. Trường hợp nấm kéo dài cần khám chuyên khoa da liễu để điều trị dứt điểm.

Chúc bạn mau lành bệnh!

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

DÙNG TRÀ ĐÁNH BAY NẤM VÀ MÙI HÔI



Bàn chân “nặng mùi” có thể làm mất tự tin khi ở nơi công cộng. Tuy nhiên, chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có thể đánh bay mùi hôi đáng ghét này.


ngâm chân bằng thảo mộc
Chuẩn bị nguyên liệu:

4 gói trà túi lọc

Tinh dầu trầm

Bước 1:

Cho lần lượt từng gói trà vào 300ml nước sôi và chờ cho đến khi nước có màu nâu tối. Chất acid tannic trong trà có khả năng làm giảm mùi hôi trên chân.

Bước 2:

Đổ nước trà vào chậu đã chứa sẵn 3 lít nước nguội, khuấy đều sau đó ngâm chân vào nước trong vòng 30 phút.

Bước 3:

Sau khi ngâm chân, lau khô chân bằng khăn sạch. Lấy 5-10 giọt tinh dầu xoa bóp bàn chân, chú ý thoa cả những vùng kẽ ngón chân. Tinh dầu trầm có tác dụng hiệu quả trong việc trị nấm và giảm mùi ở chân đấy! Sử dụng hỗn hợp trà và tinh dầu 2 lần/ngày trong vòng 2 tuần liên tiếp sẽ giúp bạn giảm hẳn tình trạng hôi chân.

Lưu ý:

Mặc dù khả năng bị dị ứng với trà là khá thấp nhưng các bạn cũng nên cẩn thận nếu cơ thể có những phản ứng lạ như ngứa da hoặc nổi mề đay.nấm và các bệnh về chân khác sẽ được đánh bay ngay.
nấm chân


CÁC BỆNH VỀ NẤM CHÂN THƯỜNG GẶP


Bệnh thường gặp ở bàn chân 

 - Có thể bạn ít chú ý đến bàn chân nhưng đây lại là vùng cơ thể dễ bị nấm, vết chai sần, thậm chí gặp các bệnh ngón chân mọc ngược, ngón chân bị khoằm… Vì thế, hãy tự trang bị kiến thức cho mình về những vấn đề thường gặp để giữ bàn chân bạn luôn khỏe.




ngón chân cái mọc không thẳng

Ngón chân mọc không thẳng là một tật thường xảy ra với ngón chân cái và rất dễ nhận biết.

Ngón chân mọc không thẳng sẽ nằm cách biệt với những ngón còn lại, gây đau khi mang giày hoặc vận động. Thuốc giảm đau, miếng đệm trong giày hoặc tiểu phẫu có thể giúp bạn khắc phục tình trạng này. Mang giày rộng và tránh giày cao gót cũng là việc bạn cần lưu ý để tránh gây đau.

Các vết chai sần

các vết chai sần

Các vết chai sần là cách cơ thể bảo vệ những vùng da nhạy cảm khỏi những cọ sát trong quá trình vận động. Chai thành cục nhỏ xuất hiện ở những vùng da ít chịu lực hơn, gây cấn nhưng không khó chịu bằng vết chai thành mảng. Có thể khắc phục hiện tượng chia sần này bằng cách mang giày vừa vặn và có lót. Ngoài ra, việc tẩy tế bào chết cũng giúp loại bỏ vết chai. Với những trường hợp nặng, có thể nhờ đến tiểu phẫu để cắt bỏ bớt vết chai.


Nấm chân ở những người hay vận động

nấm chân những người hay vận động

Nấm kẽ chân là tình trạng thường thấy ở những người hay vận động. Loại nấm chân này gây lột da, đỏ, ngứa, nóng và đau đớn ở vùng ngón chân. Nấm lây khá nhanh qua đường tiếp xúc khi đi chân không trong môi trường ẩm ướt và nhiều vi khuẩn như trong phòng thay đồ ở những phòng tập thể thao hay hồ bơi. Sau đó, nấm phát triển trong giày, đặc biệt là những loại giày chật, thiếu sự lưu thông của không khí. Nấm có thể chữa trị bằng những loại kem thoa đặc trị và có thể dùng thêm thuốc uống do bác sĩ kê toa đối với những trường hợp nặng.

Nấm móng

nấm móng chân

Thường xảy ra ở móng chân hơn là móng tay. Nấm móng phát sinh khi vi khuẩn xâm nhập vào vết nứt của móng, làm móng dầy lên, mất màu và trở nên giòn, dễ gãy. Nếu không chữa trị, nấm móng không tự hết mà còn trở nên dai dẳng. Trong môi trường ẩm ướt và dùng chung giày vớ, nấm móng có thể lây từ người này sang người khác. Các lọai kem đặc trị có thể làm bớt nấm nhưng cần kết hợp việc uống thuốc trị nấm, giữ vệ sinh chân, giày vớ và môi trường xung quanh.

đây cũng là những bệnh thường gặp ở trên chân, là do đi nhiều không vệ sinh đúng cũng thường hay gây ra các bệnh ngoài da này, 
bạn cũng có thể phòng ngừa bằng cách là ngân chân tay bằng thuốc đông y, bằng thảo dược mỗi tối cũng làm giảm được bệnh

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

NẤM KẼ CHÂN VÀO MÙA NÀO TRONG NĂM


Nước ăn chân – căn bệnh mùa ẩm thấp

Nước ăn chân là một chứng bệnh rất thường gặp trong mùa ẩm thấp. Mặc dù bệnh không để lại hậu quả nặng nề, nhưng nước ăn chân thường gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Nước ăn chân là một chứng bệnh rất thường gặp trong mùa ẩm thấp. Mặc dù bệnh không để lại hậu quả nặng nề, nhưng nước ăn chân thường gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Những tưởng căn bệnh này khó chữa, song thực tế nó không “cứng đầu” như bạn tưởng.

1. Nguyên nhân

Bệnh nước ăn chân (còn gọi là nấm kẽ chân hay bàn chân lực sĩ) là bệnh nhiễm khuẩn nấm trên da dẫn đến ngứa ngáy bong da và đau rát vùng da bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân của căn bệnh này là do nấm kí sinh thuộc họ Trichophyton gây ra, chủ yếu lây truyền ở những khu vực ẩm ướt, tại đó mọi người chủ yếu đi chân trần, chẳng hạn như bồn tắm, nhà tắm công cộng hay bùn lầy.


Mặc dù bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến bàn chân, nhưng nó cũng có thể lây lan tới những vùng khác trên cơ thể, chẳng hạn như bẹn. Bệnh nước ăn chân có thể điều trị bằng một số dược phẩm hoặc các phương pháp điều trị khác.

2. Các dấu hiệu và triệu chứng

Bệnh nước ăn chân gây trợt loét, ngứa ngáy và đau rát vùng da bị ảnh hưởng. Ngoài ra, da còn có thể bị phồng rộp hoặc tróc vảy, dẫn tới mô trần tiếp xúc trực tiếp, đau đớn, sưng và viêm. Nhiễm khuẩn thứ cấp có thể đi kèm với nhiễm khuẩn nấm, đôi khi đòi hỏi phải kết hợp với kháng sinh.

Bệnh có thể lây lan đến các vùng khác trên cơ thể, chẳng hạn như háng, vì vậy có thể gọi bằng những tên khác, ví dụ như nấm da thân (tinea corporis) trên thân hoặc chân tay hay nấm bẹn (tinea cruris) khi nhiễm khuẩn ở bẹn.

Nấm da chân (tinea pedis) thường xuất hiện ở các kẽ ngón chân, kẽ ngón thứ 3 và 4 là nơi hay bị ảnh hưởng nhất.

Một vài người có thể gặp phải dị ứng với nấm gọi là “phản ứng id”, khi đó hiện tượng phồng rộp và mụn nước có thể xuất hiện ở những nơi như bàn tay, ngực và tay.

3. Lây truyền
Từ người này sang người khác

Bệnh nước ăn chân là căn bệnh truyền nhiễm do loại nấm kí sinh thuộc họ Trichophyton gây ra. Nó chủ yếu lây truyền trong môi trường ẩm thấp như phòng tắm, nhà tắm công cộng hay bùn lầy.

Ngoài ra, nấm còn có thể lây truyền khi bạn dùng chung tất giày dép, dùng chung khăn.

Sang các bộ phận khác trên cơ thể

Nấm kí sinh gây bệnh nước ăn chân có thể gây nhiễm khuẩn trên da hoặc các vùng khác trên cơ thể, phổ biến nhất là dưới móng chân hoặc vùng bẹn (bệnh nấm bẹn).

Phòng ngừa

Nấm gây bệnh có thể sống trên sàn nhà tắm, khăn tắm ướt và cả giày dép, đồng thời có thể lây truyền từ người sang người khi dùng chung những vật này. Bởi vậy giữ vệ sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng để phòng ngừa bệnh này.

Sau khi tiếp xúc với nước bẩn, bùn, bạn nhớ tắm rửa sạch sẽ, đặc biệt là phải rửa thật sạch và kỳ cọ kẽ các ngón chân. Sau đó lau khô để tránh ẩm ướt. Giữ chân và giày dép, bít tất càng khô càng tốt.

4. Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị thông thường nhất là sử dụng các loại thuốc bôi chống nấm như BSI 2%, ASA, Castellami, Nizoral, Calorem kết hợp với phương pháp vệ sinh đã đề cập như ở trên hàng ngày.


Luôn giữ bàn chân khô và giữ vệ sinh để ngăn ngừa tái nhiễm bệnh. Khi nhiễm khuẩn nấm da nặng hoặc kéo dài cần sử dụng các loại thuốc bôi chống nấm đặc trị như Griseofulvin, Nizoral hoặc Sporal. Có thể sử dụng các loại thuốc mỡ có chứa kẽm ô xít, ngoài ra bột tan (phấn rôm) có thể hút ẩm để chống nhiễm khuẩn.

Ngoài ra chúng tôi mách bạn các bài thuốc dân gian trị nước ăn chân rất hiệu quả như sau:

Tại Việt Nam, một số bài thuốc dân gian cũng rất hiệu quả trong việc trị bệnh nấm. Chẳng hạn như:

- Rau răm giã nát rồi bôi vào kẽ chân.

- Lấy lá cây lác (tên khoa học Senna alata) giã nát rồi đắp vào kẽ chân.

- Rễ cây táo rừng sắc lấy nước đặc bôi vào kẽ chân.

- Lấy lá trầu không, vò nát, xát vào các kẽ ngón chân, hoặc lấy nước vắt ở lá trầu bôi vào các kẽ ngón chân, các nốt loét ngứa sẽ khỏi nhanh.

- 20g phèn chua, 100g hoàng đằng. Để phèn chua lên một mảnh sắt, đun cho phèn chua chảy ra rồi đợi tới khi trắng khô, đem ra tán thành bột.

Hoàng đằng thái nhỏ, tán thành bột. Trộn lẫn 2 thứ, để vào lọ sạch. Khi bị nước ăn chân, lấy bột này rắc vào các kẽ ngón chân bị ngứa loét.

- Lá kim ngân (hoặc lá kinh giới) sắc đặc với nước rồi ngâm rửa chân. Nếu có tổn thương bội nhiễm (viêm nhiễm, lở loét chảy nước nhiều) thì thêm khoảng 5 – 10g tô mộc sắc chung. Mỗi ngày làm từ 2 – 3 lần.